Bước tới nội dung

Quận 7

Quận 7
Quận
Biểu trưng

Tên khácNam Sài Gòn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở UBND7 Đường Tân Phú, phường Tân Phú
Phân chia hành chính10 phường
Thành lập1/4/1997
Đại biểu Quốc hội
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Thanh Triều
Bí thư Quận ủyVõ Khắc Thái
Địa lý
Tọa độ: 10°44′19″B 106°43′35″Đ / 10,73861°B 106,72639°Đ / 10.73861; 106.72639
MapBản đồ Quận 7
Quận 7 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 7
Quận 7
Vị trí Quận 7 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 7 trên bản đồ Việt Nam
Quận 7
Quận 7
Vị trí Quận 7 trên bản đồ Việt Nam
Diện tích35,69 km²[1]
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng360.155 người[2]
Mật độ10.091 người/km²
Khác
Mã hành chính778[3]
Biển số xe59-C2-C4-CB
Websitequan7.hochiminhcity.gov.vn

Quận 7 hay còn gọi là Nam Sài Gòn là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Quận 7 từng là một phần của huyện Nhà Bè trước kia. Quận 7 nổi tiếng với khu chế xuất Tân Thuận, công viên giải trí Wonderland và Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Khu đô thị Nam Sài Gòn).

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Quận 7 nằm ở phía nam Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

Quận có diện tích 35,69 km², dân số năm 2019 là 360.155 người[2], mật độ dân số đạt 10.091 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn quận 7 từ năm 1997 đến nay khác hẳn với quận 7 cũ trước năm 1976.

Quận 7, Sài Gòn (trước năm 1976)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia 6 quận đang có của Đô thành Sài Gòn thành 8 quận mới: Nhứt, Nhì, 3, Tư, 5, 6, 7 và 8 (trừ 3 quận: Nhứt, Nhì, 3 giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, quận 7 trùng với một phần địa giới của quận 5 cũ.

Năm 1959, quận 7 có 6 phường: Bến Đá, Bình Đông, Cây Sung, Hàng Thái, Phú Định, Rạch Cát. Sự phân chia hành chính này vẫn giữ nguyên cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975.

Giai đoạn 1975-1976

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 7 thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 5 năm 1976.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, quận 7 và quận 8 cũ hợp nhất lại thành quận 8 cho đến ngày nay. Như vậy, quận 7 cũ bị giải thể vào năm 1976.

Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh (1997–nay)

[sửa | sửa mã nguồn]
Một góc Khu đô thị Phú Mỹ Hưng
Quang cảnh một phần khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại Nam Sài Gòn

Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 03-CP[4] về việc thành lập các quận, phường mới thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung về việc thành lập Quận 7 và các phường thuộc quận 7 như sau:

  • Thành lập Quận 7 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phú Mỹ, 337 ha diện tích tự nhiên và 6.636 nhân khẩu của thị trấn Nhà Bè thuộc huyện Nhà Bè.

Quận 7 có 3.576 ha diện tích tự nhiên và 90.920 nhân khẩu.

Giải thể xã Phú Mỹ và điều chỉnh một phần thị trấn Nhà Bè để thành lập 3 phường: Phú Mỹ, Phú Thuận, Tân Phú

Chuyển xã Tân Thuận Đông thành phường Tân Thuận Đông

Giải thể 3 xã Tân Quy Tây, Tân Quy Đông, Tân Thuận Tây và điều chỉnh phần còn lại của xã Phú Mỹ để thành lập 6 phường: Bình Thuận, Tân Thuận Tây, Tân Kiểng, Tân Quy, Tân Phong, Tân Hưng.

Vị trí Q7 trong nội thành
Tp Hồ Chí Minh

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Quận 7 có 10 phường trực thuộc, bao gồm: Bình Thuận, Phú Mỹ, Phú Thuận, Tân Hưng, Tân Kiểng, Tân Phong, Tân Phú, Tân Quy, Tân Thuận ĐôngTân Thuận Tây.

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Quận 7 có vị trí chiến lược trong khai thác giao thông thủy và đường bộ, đồng thời đây cũng là cửa ngõ phía Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, là cầu nối mở hướng phát triển của thành phố với biển Đôngthế giới. Với những giá trị đó, quận 7 có điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Khu chế xuất Tân Thuận trên địa bàn quận là một trong những khu chế xuất lớn và hiệu quả nhất của thành phố.

Hiện nay trên địa bàn quận 7 đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu đô thị Cityland Riverside, khu đô thị Nam Phú Villas, khu đô thị Him Lam - Kênh Tẻ...

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trường đại học

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên trường Địa chỉ Ghi chú
Đại học RMIT Việt Nam 702 Nguyễn Văn Linh, P. Tân Hưng Cơ sở TP. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Cảnh sát nhân dân 36 Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Phong Trụ sở chính
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 458/3F Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Hưng
Trường Đại học Tài chính – Marketing 27 Tân Mỹ, P. Tân Thuận Tây
Trường Đại học Tôn Đức Thắng 19 Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Phong Trụ sở chính

Các trường Trung học phổ thông (THPT)

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên trường Địa chỉ
Trường Quốc tế Việt Nam – Phần Lan Số 1 đường D1, P. Tân Hưng
Trường THPT Lê Thánh Tôn Số 124 đường số 17, P. Tân Kiểng
Trường THPT Nam Sài Gòn Khu A, Đô thị mới Nam Sài Gòn, P. Tân Phú
Trường THPT Ngô Quyền 1360 Huỳnh Tấn Phát, P. Phú Mỹ
Trường THPT Tân Phong 19F Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phong

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường phố

[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm các đường đặt tên số, và các tên chữ dưới đây:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Niên giám thống kê năm 2020: Dân số và lao động”. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 01 tháng 4 năm 2019”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Nghị định 3-CP năm 1997 về việc thành lập quận Thủ Đức, quận 2, quận 7, quận 9, quận 12 và thành lập các phường thuộc các quận mới - Thành phố Hồ Chí Minh